Pages

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Đánh thuế vàng: Thị trường càng nhốn nháo

Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa "hé” ra thông  tin : có thể đánh thuế với vàng. Cụ thể là kinh doanh vàng có thể sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đang lúc mặt hàng kim loại quý còn nhiều lình xình, việc tính vội thuế liệu có gây sốc cho thị trường?

Tính thuế để chống vàng hóa?


NHNN đề xuất với Bộ Tài chính trong việc xem xét đánh thuế đối với vàng. Bởi ở nhiều nước trên thế giới, cá nhân, tổ chức kinh doanh vàng đều phải nộp thuế như thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo như phản ánh của đại bộ phận dân chúng, lúc khó khăn mà vẫn tính tới thuế vàng là NHNN muốn đánh thuế vào tiền tích cóp của người dân?


Thói quen của người dân Việt Nam là hay tích trữ vàng để phòng thân. Nếu khi doanh nghiệp kinh doanh phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, số tiền này lại nhanh chóng được chuyển sang giá vàng, "đánh” vào công dành dụm của người dân, đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.


Lý do mà NHNN đưa ra để đánh thuế vì đây là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích người dân cất giữ. Ông Lê Minh Hưng, Phó Thống đốc NHNN nói: Hoạt động mua bán vàng nếu có sinh lời chẳng qua là lợi nhuận kinh doanh chuyển từ túi người này sang túi người khác chứ không mang giá trị gia tăng cho nền kinh tế, vì Việt Nam không sản xuất vàng mà chỉ buôn bán qua lại. Trong khi đó, thị trường này lại đang hút lượng thanh khoản lớn.


Tuy nhiên, theo phân tích của TS Nguyễn Trọng Tài, Học viện Ngân hàng, dự trữ và sở hữu vàng là quyền của người dân. Nhà nước muốn vàng người dân mua về không "chôn mãi trong hũ” thì phải tìm cách huy động nó. Lỗi của Nhà nước là không huy động được vàng trong dân.

Bên lề Quốc hội ngày 30-10, đại biểu Cao Sỹ Kiêm – cựu Thống đốc NHNN nói: trước khi NHNN muốn tính thuế vàng miếng cũng cần phải phân tích, xác định mục đích, vàng là hàng hóa hay phương tiện tích trữ. Nếu là phương tiện dự trữ thì nó là hàng hóa tiền tệ. Còn xem vàng là hàng hóa bình thường như rượu, bia, thuốc lá – hàng xa xỉ lại là chuyện khác. Nếu NHNN chỉ rõ được mục đích quản lý của mình đối kim loại quý thì mới tính đến phương án thuế hợp lý.


Cân nhắc cẩn trọng


Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế quốc gia cho rằng: Để quản lý thị trường vàng hiệu quả, cần có một quan niệm xuyên suốt. Trước hết nguyên tắc quản lý vàng phải giống như quản lý ngoại tệ, đặc biệt là vàng miếng. Trên thực tiễn, quan trọng không phải bao nhiêu tiệm bán vàng, bao nhiêu vàng, mà cần có thông tin tốt trong mua bán vàng miếng. Những thông tin đó phải được cập nhập, để ngân hàng trung ương không cần nắm miếng vàng cụ thể, nhưng vẫn biết lượng vàng đang giao dịch trên thị trường như thế nào, thì đó mới là quản lý. Chúng ta phải nắm rõ được bao nhiêu người mua, mua bao nhiêu thì mới có chính sách quản lý chính xác.


Trong tình hình hiện nay thị trường vàng đang có nhiều vấn đề lình xình, bản thân khi vàng SJC được chọn làm thương hiệu quốc gia vẫn đang có nhiều ý kiến chưa đồng tình, giá vàng thế giới và giá vàng trong nước vẫn đang vênh nhau. Vì vậy, giải pháp chính yếu hiện nay là NHNN phải đưa thị trường vàng vào ổn định.


Một chuyên gia nói, nếu thuế vàng là phương tiện thì cũng không thể đánh thuế cào bằng như nhau. Đã phân vùng vàng miếng SJC, phi SJC, vàng trang sức thì phải có phân vùng thuế. Mọi người đổ xô vào vàng vì lo sợ lạm phát, mất giá. Vì vậy dù có đánh thuế cũng khó đổi được thói quen tích trữ vàng của người dân.


Hồ Hương


camera|camera siêu nhỏ|camera nguy trangloa usb|loa laptop|loa minitai nghe bluetooth|may ghi am|may nghe nhac|tai nghe beats|monster beats|tai nghe monster beat|thời trang trẻ em|quần áo xuất khẩuquan ao tre em|đồ sơ sinh|thiết bị nghe trộm|thiết bị nghe trộm điện thoại|thiết bị nghe lén|tai nghe bluetoothtin tức|tin hot|camera nguy trangcamera sieu nho|loa usb|may nghe nhac mp3|monster beats

|

Nguồn: daidoanket.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét