Pages

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

 

Tiếp tục tìm hiệu những dấu hiệu bệnh trẻ em đáng lo nhé!

7. Đau đầu vào sáng sớm hoặc lúc nửa đêm có kèm theo nôn mửa.

Hãy cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của chứng đau nửa đầu và cần được bác sĩ khám để có biện pháp điều trị thích hợp. Chứng đau nửa đầu ở trẻ em không nguy hiểm và thường do di truyền. Tuy nhiên, bị nhức đầu sáng sớm và nửa đêm có thể là ‘điềm báo’ của căn bệnh nào đó nguy hiểm, do đó, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám.

8. Khô môi, tiểu ít, thóp bẹp (ở trẻ sơ sinh), khô da, da đàn hồi kém, hoặc nôn mửa, tiêu chảy nhiều.

Tất cả các dấu hiệu này là do cơ thể bị mất nước và cần phải được điều trị nhanh chóng, bởi mất nước có thể dẫn đến sốc. Hãy gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu bạn nghĩ rằng con đang rơi vào tình trạng báo động. Hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ và tìm cách cung cấp nước cho trẻ.

Những triệu chứng bệnh ở trẻ không nên xem nhẹ (phần 2) - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ

Trẻ đau đầu vào sáng sớm hoặc lúc nửa đêm? Đó là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm

9. Quanh miệng tím tái hoặc nhạt màu, thở khó nhọc, ngực và bụng hóp lại, thở hổn hển không ra hơi.

Vấn đề hô hấp ở trẻ trở nên nghiêm trọng và đáng lo hơn khi âm thanh phát ra từ ngực và phổi chứ không phải từ mũi như bình thường.

Các vấn đề hô hấp cấp tính thường do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn suyễn (có thể dễ dàng xảy ra ở trẻ mới vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà hoặc viêm thanh quản. Hãy gọi cấp cứu hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của người am hiểu ngay.

Nếu trẻ không có biểu hiện rõ là đang gặp vấn đề nghiêm trọng, hãy kiểm tra nhịp thở của trẻ. Đếm số lần hô hấp trong 30 giây rồi nhân 2; mức độ thông thường là dưới 60 lần đối với trẻ sơ sinh, dưới 40 lần với trẻ dưới 1 tuổi, dưới 30 lần với trẻ từ 1-3 tuổi, và dưới 24 lần với trẻ từ 4-10 tuổi.

10. Sưng lưỡi, môi, mắt, đặc biệt là có kèm theo nôn mửa hoặc ngứa

Đây thường là dấu hiệu phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ). Các triệu chứng có thể bao gồm: sưng tấy, khó thở, và phát ban nặng và cần được cứu chữa ngay. Hãy gọi cấp cứu và nếu có thể, hãy cho con chích một mũi EpiPen hay uống một liều Benadryl để chống dị ứng trong lúc chờ đợi. Đối với các phản ứng ít nghiêm trọng hơn, hãy gọi cho bác sĩ hỏi ý kiến.

11. Té ngã ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thay đổi rõ rệt về mặt thần kinh như bối rối hoặc mất ý thức, ói mửa hoặc bị bất kì thương tích nào trên cơ thể như gãy xương…

Những tình huống khẩn cấp này phải được bác sĩ bắt bệnh và kê đơn nên hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Nhìn chung, trẻ trên 6 tháng tuổi việc bị té ngã ít nghiêm trọng hơn nếu bé chỉ té trong khoảng độ cao bằng chiều cao của bé và không té vào những vật sắc, nhọn, cứng.

12. Vết thương hở miệng đủ rộng để bạn dễ dàng nhét 1 cây tăm bông vào, hoặc không ngừng cháy máu dù đã sơ cứu, băng bó được vài phút.

Đây là các dấu hiệu cho thấy con bạn cần được chăm sóc y tế (và có lẽ cần được khâu, dán, băng vết thương), và tùy vào độ nghiêm trọng, việc bạn cần làm có thể là gọi cấp cứu hay gọi cho bác sĩ nhi khoa.

Cũng nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu chúng bị thú vật cắn, hoặc nếu có đứa trẻ khác cắn con bạn và làm rách da.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét