Pages

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Vì đâu nên nỗi?

(SKDS) - Trong thời gian gần đây, cư dân mạng thi nhau “ném đá” không thương tiếc vào một giáo viên văn với món “canh gà Thọ Xương” khiến cô sốc nặng phải đi nằm viện và viết đơn xin nghỉ việc, bỏ lại phía sau bao đứa trẻ ngơ ngác là học sinh thân yêu của mình. Đấy là sự thật nhãn tiền không cần bàn cãi. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chắc chắn có nguyên nhân của sự tấn công ồ ạt từ các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Twoo, myZamana... và những blog cá nhân.

(SKDS) -Trong thời gian gần đây, cư dân mạng thi nhau “ném đá” không thương tiếc vào một giáo viên văn với món “canh gà Thọ Xương” khiến cô sốc nặng phải đi nằm viện và viết đơn xin nghỉ việc, bỏ lại phía sau bao đứa trẻ ngơ ngác là học sinh thân yêu của mình. Đấy là sự thật nhãn tiền không cần bàn cãi. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chắc chắn có nguyên nhân của sự tấn công ồ ạt từ các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Twoo, myZamana... và những blog cá nhân.

Nhưng công bằng mà nói, bản thân những trang mạng xã hội hay blog cá nhân chỉ là những công cụ giao tiếp, tìm kiếm thông  tin  của thời công nghệ số, hoàn toàn không có tội tình gì. Vấn đề là ở người sử dụng các công cụ ấy. Dường như có một nghịch lý là trong thời gian gần đây, nhiều người trong chúng ta đã mất khả năng phân biệt sự việc, vấn đề hay-dở, đúng-sai, lớn-bé... thậm chí là vô cảm nên cứ thấy bất cứ điều gì mình không thích là “tương” thục mạng luôn, bất luận vào ai và hậu quả sẽ như thế nào.

Đối với những cái xấu, cái ác như buôn lậu, buôn bán tàng trữ ma túy, thực phẩm bẩn nhập lậu..., rất cần tiếng nói đồng thuận và mạnh mẽ hơn nữa của cả cộng đồng. Thế nhưng, không ít người lại rất thờ ơ với những chuyện ấy, coi đấy là việc của các ngành chức năng, lại chỉ chăm chăm săm soi, chỉ mặt đặt tên, duy danh, định tính một cá nhân nào đó mắc phải một sai lầm rất nhỏ như cô giáo trong vụ “canh gà Thọ Xương”. Cứ cho đấy là một sai lầm về kiến thức cơ bản của một giáo viên, nhưng thử hỏi ở đời ai không mắc những sai lầm tương tự như vậy trong việc công và ngay cả việc gia đình. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy chúng ta đại ý rằng: Con người ai cũng có khuyết điểm, làm nhiều khuyết điểm nhiều, làm ít khuyết điểm ít, chỉ có người không làm gì mới không có khuyết điểm. Vấn đề là có dám nhận và sửa chữa khuyết điểm của mình hay không.

Tôi không bênh vực cho khuyết điểm của cô giáo dạy văn ở Trường Lômônôxốp, nhưng tôi thật sự bất bình về sự thiếu công tâm của người đời, khi một khuyết điểm “nhỏ như con thỏ” mà nhiều người đã suy diễn, thổi phồng lên thành đạo đức nghề nghiệp, kiến thức cơ bản của giáo viên quá yếu kém... Xa hơn, họ còn đổ vấy cho sự sa sút của hệ thống giáo dục nước nhà. Ngành giáo dục sa sút là chuyện có thật, nhưng nguyên nhân và hệ quả không phải là ở món “canh gà Thọ Xương” của cô giáo nọ.

Sự cố tình làm như vậy cho thấy một thực tế là một bộ phận cư dân mạng quá bức xúc vì sự nhiễu nhương của cuộc sống hôm nay nên đã “cả giận mất khôn”, “ném đá” văng mạng khiến cô giáo trẻ mới vào nghề phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề với một tương lai “trồng người” của cô không còn mấy sáng sủa.

Nào mấy ai chỉ mặt đặt tên những kẻ tham nhũng gây nhiễu loạn xã hội, kiệt quệ đất nước... Nào đã mấy ai chung tay góp sức ngăn chặn sự lộn xộn, cái xấu, cái ác vẫn diễn ra trên đường..., như những năm xưa. Thay vì điều ấy, họ chui vào thế giới ảo và mặc sức thỏa mãn mình “ném đá” vào một người lao động làm công ăn lương và được coi là phận “liễu yếu đào tơ” như cô giáo trẻ nọ. Quả là đáng buồn cho nhân tình thế thái! 

Viên An


camera|camera siêu nhỏ|camera nguy trangloa usb|loa laptop|loa minitai nghe bluetooth|may ghi am|may nghe nhac|tai nghe beats|monster beats|tai nghe monster beat|thời trang trẻ em|quần áo xuất khẩuquan ao tre em|đồ sơ sinh|thiết bị nghe trộm|thiết bị nghe trộm điện thoại|thiết bị nghe lén|tai nghe bluetoothtin tức|tin hot|camera nguy trangcamera sieu nho|loa usb|may nghe nhac mp3|monster beats

|

Nguồn: suckhoedoisong.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét