Pages

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Trung Quốc cắt 'bữa trưa miễn phí' cho người nghe nhạc online | camera

Hơn 90% người dùng không  tin  vào tính khả thi của phương thức thu phí tải nhạc ở Trung Quốc, trong khi đó người trong nghề phân tích: Tôn trọng người làm âm nhạc thì mới có những "bữa trưa" ngon miệng hơn.

QQđưa tin, các tập đoàn giải trí lớn trên thế giới như Warner Bros, Sony… sẽ liên kết với những website âm nhạc của Trung Quốc như Kugou, Baidu, QQ… tiến hành thu phí tải nhạc trực tuyến từ cuối năm nay hoặc đầu 2013. Các trang nhạc sẽ lần lượt đóng chức năng tải nhạc miễn phí, những tài khoản nộp tiền sẽ được hưởng tác phẩm âm nhạc có chất lượng âm thanh tốt.

Các quy định liên quan đến việc thu phí tải nhạc chưa được công bố chính thức nhưng theo nguồn tinChina Daily, người dùng sẽ phải trả 1 nhân dân tệ (khoảng 3.300 đồng) để tải một bài hát. Nếu lựa chọn trả tiền theo tháng, mức phí là 20 nhân dân tệ (khoảng 66 nghìn đồng).

Biếm họa trên báo Trung Quốc: Thời tải nhạc miễn phí sắp kết thúc. Người dùng "mếu máo" trước nguy cơ bị các trang mạng đòi tiền tải nhạc. Ảnh:QQ.

Kết quả điều tra trênQQcho thấy, hiện nay có hơn 90% người dùng cho rằng phương thức thu phí tải nhạc chưa hợp lý và cũng khó thực hiện. Những người này đưa ra rất nhiều lý do để bảo vệ ý kiến của mình: “Tôi đã nộp tiền internet, tại sao lại phải nộp thêm tiền để nghe nhạc?”. Một người khác nói: “Phiền phức quá, phải thay đổi tận gốc một thói quen của bản thân. Một tệ một bài hát, cũng rẻ đấy, nhưng tôi lười nạp tiền. Cứ như bây giờ, mở ra và bấm vào ‘tải về’ là có một bài hát, như thế đỡ tốn thời gian hơn”.

Cũng có ý kiến hoài nghi về chất lượng bài hát mua về: “Thời buổi này ca sĩ thi nhau phát hành băng đĩa, nhỡ mua phải những bài chất lượng kém thì ai chịu trách nhiệm?”.

Ngay cả một số người trong nghề cũng phản đối thu phí tải nhạc. Nhạc sĩ nổi tiếng Tiểu Kha (Xiao Ke) cho rằng đối tượng thu phí nên là các website chứ không phải người dùng. “Tinh thần của internet là chia sẻ. Website dùng âm nhạc với mục đích thu hút người xem, từ đó thu hút quảng cáo. Bắt người dùng trả tiền tải nhạc, các trang mạng là đối tượng hưởng lợi”.

Trong khi đó,để kêu gọi ủng hộ thu phí, những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc đưa ra nhiều lý lẽ.

Nhạc sĩ Lý Ba ở Trùng Khánh phân tích việc thu phí âm nhạc về lâu dài sẽ mang lại lợi ích lớn. Một mặt, yếu tố bản quyền được bảm đảm, mặt khác, khích lệ tinh thần sáng tác của nhạc sĩ.

Tổng giám đốc của công ty Taihe Rye Music mạnh mẽ hơn: “Thu phí tải nhạc trực tuyến mang lại hy vọng cho các công ty băng đĩa nhạc, cũng là bước cải cách trong lĩnh vực âm nhạc. Có thu phí mới có tiền, có tiền mới có nhạc chất lượng!”.

Lô Kiến - CEO của Ocean Butterflies Music - ví von: “Lâu nay được ăn cơm trưa miễn phí, giờ đây chẳng ai đứng ra phục vụ bữa trưa nữa. Chúng ta cần tôn trọng những người làm âm nhạc thì mới có những bữa trưa ngon miệng hơn”.

Điều tra trênQQxung quanh việc tải nhạc và thu phí nhạc trực tuyến. Từ phải sang - trên xuống, biểu đồ 1: Bạn có thường xuyên tải nhạc trực tuyến? Biểu đồ 2: Ý kiến của bạn về việc thu phí tải nhạc trực tuyến? Biểu đồ 3: Bạn sẽ nghe nhạc thế nào sau khi quy định thu phí được thực hiện?

Việt Nam cũng đang trong quá trình thực hiện thu phí tải nhạc trực tuyến. Trung tuần tháng 8, các đơn vị phân phối âm nhạc trực tuyến trong nước dự kiến đồng loạt thu phí tải nhạc vào ngày 1/11. Mức phí dự kiến là 1.000 đồng cho mỗi lần tải nhạc hoặc thu phí theo thuê bao hàng tháng. Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 11, người dùng vẫn có thể tải nhạc miễn phí. Theo đại diện MVCorp, 1/1/2013 mới là thời điểm chính thức để các trang web thực hiện đồng bộ, triệt để việc thu phí tải nhạc.

Một số hình thức thu phí tải nhạc ở nước ngoài

iTunes của Apple: Người dùng lựa chọn bài hát mình thích trong siêu thị nhạc điện tử, sau đó được nghe miễn phí một đoạn. iTunes bắt tay với các hãng thẻ tín dụng để giúp việc thanh toán thuận tiện hơn.

Spotify: Spotify sử dụng phương thức thu phí theo tháng thông qua mạng di động. Người dùng được phép nghe thử bài hát yêu thích nhưng trong quá trình phát, ca khúc đó bị chèn quảng cáo. Chỉ bản đã được đóng tiền mới có chất lượng tốt. Tính đến tháng 8/2012, lượng người dùng nộp phí tải nhạc của Spotify vượt quá con số 4 triệu.

Dịch vụ giá trị gia tăng trên nền viễn thông: Đây là hình thức quen thuộc và thu được thành công ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc… Các dịch vụ như nhạc chờ, tải nhạc chuông, hình nền… được nhiều người sử dụng.

Hải Lan


Nguồn: giaitri.vnexpress.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét